Nhà ga Sân_bay_Điện_Biên_Phủ

Sân bay có một đường cất hạ cánh dài 1.830m, rộng 30m, bề mặt bê tông xi măng. Sân đỗ máy bay (apron) có diện tích 522 . Nhà ga hành khách rộng 2.400m² đạt cấp 3C và có 3 vị trí đỗ máy bay. Do vậy, sân bay Điện Biên chỉ có khai thác các chặng bay ngắn như Hà NộiĐiện Biên, Hải PhòngĐiện Biên, không thể mở các đường bay tầm trung trở lên như Đà NẵngĐiện Biên, TP.HCMĐiện Biên.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất tổng mức đầu tư xây mới toàn bộ sân bay này khoảng 4.780 tỷ đồng, trong đó công trình khu bay dự kiến 1.400 tỷ đồng; các công trình hàng không dân dụng 1.700 tỷ đồng, điều hành bay 155 tỷ đồng. Công tác giải phóng mặt bằng dự kiến 1.530 tỷ đồng.

Tại khu bay, ACV đề xuất xây dựng mới đường cất hạ cánh dài 2.400 m x 24m, hệ thống đường lăn nối bãi đỗ, đường lăn song song và đèn tiếp cận.

Công trình nhà ga hành khách được đề xuất xây mới 2 tầng, đáp ứng 2 triệu hành khách một năm và các hạng mục phụ trợ; xây dựng sân đỗ tàu bay với 6 vị trí đỗ máy bay A320/321 và tương đương.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, giai đoạn đến năm 2020, cảng hàng không Điện Biên có công suất khoảng 300.000 hành khách và 500 tấn hàng hóa mỗi năm. Đến năm 2030, dự kiến công suất sân bay nâng lên 2 triệu hành khách và 10.000 tấn hàng hóa mỗi năm.

Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển đội tàu bay hiện tại của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet, Jestar Pacific từ nay đến năm 2030 tập trung vào các loại tàu bay A320 trở lên và kết cấu hạ tầng CHK Điện Biên hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu khai thác của các hãng hàng không trong những năm tới.